Tìm hiểu những nguyên tắc thường được áp dụng khi uống rượu sake

Khi nói đến Nhật Bản thì hầu như ai cũng nghĩ ngay đến nền ẩm thực phong phú và đa dạng với nhiều món ăn nổi tiếng như là sushi, sashimi… Và không thể bỏ qua đó là rượu sake Nhật Bản, nó được xem là thức uống gần gũi và quen thuộc với người dân bản xứ và nhiều du khách đến đây tham quan. Rượu sake được ủ từ rượu lên men từ xa xưa nó thường được dùng để phục vụ cho hoàng gia vào những dịp quan trọng. Ngày nay dường như nó đã xuất hiện ở menu của nhiều nhà hàng hay quán ăn lớn nhỏ ở Nhật Bản.

Nguồn gốc rượu sake Nhật Bản

Rượu Sake là tên của loại rượu ủ được làm từ gạo lên men, phân biệt với Shochu – loại rượu cất. Trong văn hóa Nhật Bản từ xưa, rượu sake chủ yếu phục vụ cho hoàng gia hay các đền chùa lớn vào những dịp quan trọng. Đến khoảng cuối thế kỷ 12, loại rượu này mới trở nên phổ biến trong các tầng lớp bình dân. Ngày nay chúng có mặt trong thực đơn của tất cả các nhà hàng, quán ăn khắp nước Nhật và quen thuộc với thực khách bốn phương.

Junmai: Đây là loại rượu được sản xuất nguyên chất, chỉ làm từ gạo xay nhuyễn 30% và không có thêm nguyên liệu nào khác. Hương vị hơi nồng và mùi thơm nhẹ.

Honjozo: Được sản xuất tương tự như rượu Junmai nhưng mức độ xay nhuyễn của gạo là 70%. Rượu Sake Honjozo được cho thêm một lượng rượu nhỏ để tăng hương vị. Chính vì vậy mà rượu có mùi thơm nồng nàn hơn.

Nguồn gốc rượu sake Nhật Bản
Rượu Sake là tên của loại rượu ủ được làm từ gạo lên men

Ginjo: Khác với 2 loại trên, rượu Ginjo được nấu từ gạo xay nhuyễn 40% và có bổ sung thêm nấm men, giúp cho rượu giữ được hương thơm nhiều hơn.

Daiginjo: Đây là loại rượu sake cao cấp nhất tại Nhật Bản. Rượu Daigino có vị dư của rượu ngắn, tạo cho người uống cảm giác dễ chịu. Nguyên liệu ủ rượu là gạo được xay khoảng 60%. Rượu này có mùi thơm hơn 3 loại kể trên.

Dụng cụ để uống rượu

Sake là một loại thức uống có cồn được lên men từ gạo của Nhật Bản. Sake đã xuất hiện từ rất lâu đời và trở thành một phần đời sống văn hóa và tinh thần của người dân. Cùng tìm hiểu một số nguyên tắc uống rượu sake của người Nhật để có cái nhìn sâu săc hơn về loại thức uống này.

Chai dùng uống sake, tiếng nhật gọi là Tokkuri, là loại chai bằng gốm sứ. Có hình củ hành với phần cổ thắt hẹp. Ngoài ra cũng có một vài loại khác được sử dụng, chẳng hạn như Katakuchi có hình giống ấm trà. Có rất nhiều tranh cãi về loại cốc chuẩn dành cho sake. Có người cho rằng đó là loại cốc nhỏ cầm tay có tên ochoko. Người lại khẳng định rằng đó là loại sakazuki với phần đáy phẳng. Hay là loại cốc gỗ truyền thống có tên Masu. Ngoài các loại cốc truyền thống thì hiện nay người ta còn dùng cốc thủy tinh. Giúp người uống có thể quan sát màu rượu và cảm nhận trọn vẹn độ sánh của sake.

Dụng cụ để uống rượu
Chai dùng uống sake, tiếng nhật gọi là Tokkuri, là loại chai bằng gốm sứ

Nhiệt độ thưởng thức sake thích hợp: Các loại sake như Junmai-shu và Honjozo-shu thường được hâm nóng tới nhiệt độ phòng trước khi thưởng thức. Trong khi đó, rượu sake chưa qua tiệt trùng (unpasteurized) thì ướp lạnh sẽ ngon hơn.

Cách uống rượu

Cầm chai sake bằng cả hai tay, lòng bàn tay úp xuống. Sau đó rót lần lượt vào từng cốc nhưng tuyệt đối không rót vào cốc của mình. Các vị khách sẽ là người rót sake mời chủ nhà. Bạn cũng có thể rót sake bằng một tay, nhưng tay còn lại phải chạm hờ vào tay đang rót. Còn nếu bạn có địa vị cao hơn người mà bạn đang phục vụ (chẳng hạn bạn là ông chủ của họ). Thì không nhất thiết phải rót bằng hai tay hai chạm hờ tay vào nhau.

Cách cầm ly rượu sake: Khi đang được phục vụ, hãy nâng ly của bạn lên để tỏ ý lịch sự. Một tay của bạn cầm ly rượu và đặt cả tay cầm ly lên lòng bàn tay còn lại. Còn nếu bạn có địa vị cao hơn người phục vụ thì chỉ cần cầm ly bằng một tay.

Chạm ly khi uống sake: Trước khi chạm ly với người khác, hãy nói “Kanpai”. Một nguyên tắc nữa cần đặc biệt chú ý, đó là nếu bạn chạm ly với người có địa vị cao hơn mình. Hãy chạm vành ly của bạn dưới vành ly của họ để thể hiện sự kính trọng.

Cách thưởng thức

Sake có nồng độ cồn không cao, thưởng là khoảng 15 độ, nên có thể uống như rượu vang trắng. Tuy nhiên không nên uống một ngụm cạn ly. Vì hơi cồn sẽ xộc trực tiếp vào mũi và cổ họng, gây cảm giác khó chịu. Hơn nữa, khi uống sake, bạn nên quay mặt khỏi hướng người có địa vị cao hơn một chút. Còn nếu uống sake cùng người có địa vị rất cao, một phép lịch sự cần có là quay mặt hoàn toàn khỏi phía của họ rồi mới uống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *